Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020
PHÓNG SỰ ẢNH: NHÀ GANDHI - SATYAGRAHA ASHRAM Ở AHMEDABAD-GUJARAT-INDIA
Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2020
CHÍ TÔN CA GANDHI BÌNH GIẢI - PHẦN 1 - THÔNG ĐIỆP CỦA GITA (2)
Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020
CHÍ TÔN CA GANDHI BÌNH GIẢI - PHẦN 1 - THÔNG ĐIỆP CỦA GITA (1)
THÔNG ĐIỆP CỦA GITA
Tác giả: Gandhi , 1931
1.Ngay vào năm 1888-89, khi tôi lần
đầu tiên làm quen với Gita, tôi đã cảm thấy rằng nó không phải là một tác phẩm
lịch sử, mà dưới vỏ bọc của [một cuộc] chiến tranh vật lý, nó mô tả cuộc đấu
tay đôi luôn luôn diễn ra trong tâm của nhân loại, và cuộc chiến vật lý đó chỉ
được đưa vào để làm cho mô tả của cuộc đấu nội tâm trở nên hấp dẫn hơn. Trực
giác sơ khai này càng được khẳng định khi nghiên cứu kỹ hơn về tôn giáo và
Gita. Một nghiên cứu [của tôi] về Mahabharata càng xác nhận thêm điều đó. Tôi
không coi Mahabharata là một tác phẩm lịch sử theo nghĩa thường được chấp nhận.
Adiparva (phần mở đầu của Đại sử thi Mahabharata-NP) chứa đựng những chứng cứ ủng
hộ cho quan điểm của tôi. Bằng cách xác định nguồn gốc siêu phàm hoặc phàm tục
của các nhân vật chính, Vyasa vĩ đại (người được coi là tác giả của Mahabharata
cũng như Vedas và nhiều kinh điển khác của Hindu giáo-NP) đã làm một tóm tắt về
lịch sử của các vị vua và dân tộc của họ. Những người được mô tả trong [Mahabharata]
có thể là nhân vật lịch sử, nhưng tác giả của Mahabharata đã sử dụng họ chỉ để hướng
về chủ đề tôn giáo của mình.
2. Tác giả của Mahabharata đã
không cho thấy sự cần thiết của chiến tranh vật lý; mà trái lại ông đã chứng
minh sự vô ích của nó. Ông đã khiến những người chiến thắng rơi nước mắt đau khổ
và ăn năn, và [sự chiến thắng] không để lại gì cho họ ngoài di sản của những khổ
đau.
3.Trong công trình vĩ đại này,
Gita là vương miện. Chương thứ hai của nó, thay vì dạy các quy tắc của chiến
tranh vật lý, đã cho chúng ta biết làm thế nào một người đàn ông hoàn thiện được
biết đến. Trong các đặc điểm của con người hoàn thiện của Gita, tôi không thấy
bất kỳ điểm nào tương ứng với chiến tranh thể chất. Toàn bộ thiết kế của nó
(con người hoàn thiện) không phù hợp với các quy tắc ứng xử chi phối quan hệ giữa
các bên tham chiến.
4.Krishna của Gita là sự hoàn hảo
và chân trí tuệ được nhân cách hóa; nhưng chỉ là hình ảnh tưởng tượng. Điều đó
không có nghĩa là Krishna, người được yêu mến bởi dân tộc của ông, chưa bao giờ
tồn tại. Nhưng sự hoàn hảo là tưởng tượng. Ý tưởng về một hóa thân hoàn hảo là
một sự hình thành sau đó.
5.Trong Hindu giáo, hóa thân được
coi là một người đã thực hiện một số công việc phi thường của nhân loại. Tất cả
sự sống hiện thân đều là hóa thân của Thượng đế, nhưng không phải mọi người bình
thường là một hóa thân. Các thế hệ tương lai bày tỏ lòng tôn kính này đối với một
người, trong thế hệ của chính mình, đã đặc biệt tín tâm từ sự
vĩ đại của Đấng Tối Cao, và không dùng bạo lực nào [để đạt] được Chân Lý. Có một
câu nói tiếng Urdu có nghĩa là, "Adam không phải là Thượng đế nhưng anh ấy
là một tia sáng của Thánh Thần." Và do đó, anh ta [hoá thân] -người cư xử tín tâm nhất có hầu hết tia sáng thiêng liêng trong anh ta. Theo hướng này, Krishna
đã được ưa thích, trong Hindu giáo, ở địa vị của một hóa thân hoàn hảo nhất.
Thứ Hai, 9 tháng 11, 2020
GIỚI THIỆU “CHÍ TÔN CA - GANDHI BÌNH GIẢI”
ĐỀ DẪN CHO BẢN DỊCH 2020
Cuối năm 2014, tôi có may mắn viếng thăm Satyagraha Ashram * (thường được
biết như “Nhà Gandhi”) ở Ahmedabad, India. Thật xúc động khi đi trên những lối
nhỏ trong khu vườn yên tĩnh nơi đã từng đón nhận những bước chân trầm tư của
Gandhi trăm năm trước. Được tận mắt nhìn thấy cái guồng quay sợi nổi tiếng, những
di vật giản dị cũ kỹ của người đàn ông bé nhỏ vĩ đại, những văn bản về bất bạo động
của người hai tay không mà lật đổ cả chế độ thực dân vững chắc. Tôi cũng đã ngồi
ở cái nơi mà gần trăm năm trước các đồng đạo của Gandhi đã quây quần mỗi sáng để
nghe ông bình giải về Gita, được nhận lấy ngọn gió mát lành từ con sông Sabarmati sau nhà thổi tới
như một lời chúc phúc.
Nơi Gandhiji bình giải Gita mỗi buổi sáng cùng các đồng đạo
Bhagavad Gita ( tiếng Sanskrit: भगवद् गीता,
nghĩa tiếng Anh là "The Song of God"), là phần 700 câu tụng ca Hindu của sử thi Mahabharata (chương
23–40), được xem là có niên đại vào thế kỷ thứ hai trước Công nguyên. Gita là
cuộc đối thoại giữa hoàng tử Pandava Arjuna và người cố vấn Krishna, một hoá
thân của thần Vishnu. Khi trận chiến kinh thiên động địa bắt đầu giữa hai thân
tộc Pandavas và Kauravas lãnh đạo xứ Ấn Độ bấy giờ, Arjuna cảm thấy mất phương
hướng vì một nghịch lý: đời sống đạo đức mà anh hướng tới và bạo lực chết chóc sẽ
gây ra trong cuộc chiến chống lại thân nhân của mình. Arjuna tìm kiếm lời
khuyên của Krishna, và bài diễn thuyết trả lời của Krishna chính là phần được gọi
là Bhagavad Gita.
Ở Việt Nam, từ lâu Bhagavad Gita thường được biết với tựa đề “Chí Tôn Ca”, (một cách dịch không thể tuyệt vời hơn giống như dịch Upanishas là Áo Nghĩa Thư - NP). Người ta thường gọi tắt Chí Tôn Ca là Gita (tụng ca) bởi nó được viết bằng thể thơ ca tụng đã trở thành kinh điển cho tụng ca của xứ Ấn suốt mấy ngàn năm qua. Đối với người Ấn Độ giáo, Gita chính là một thánh kinh sáng suốt nhất hướng dẫn đời sống tâm linh, một tác phẩm triết học sâu sắc và là một cuốn sách truyền cảm hứng đáng tin cậy nhất.