Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

TRANH DÂN GIAN MITHILA - TÂM HỒN THƠ MỘNG (3)



Quân đội Hoàng Gia Nepal tuần tiễu trong thời gian nội chiến

Nepal vào những năm cuối cuộc nội chiến đầy những hàng rào kẽm gai, những đồn bót chất đầy bao cát, những lính tráng mặc đồ rằn ri tay lăm lăm súng khắp mọi nơi... những hình ảnh đánh thức ký ức thơ dại của tôi về miền Nam vào thời gian cuối của cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Lúc tôi sống ở vùng Lumbini  vào những tháng cuối cùng của năm 2005, đêm đêm vẫn nghe vọng về những tiếng bom nổ ì ùm, những tiếng súng mơ hồ. Tuy nhiên, Khu Lumbini – nơi đản sinh của Đức Phật đã may mắn được các bên tham chiến ngầm thoả thuận đặt ra khỏi những trận đánh giành dân chiếm đất của tất cả các bên. Tôi sống ở Lumbini thì đã may mắn sống trong một “khu trung lập” giữa một vương quốc đang chìm vào những ngày bạo liệt nhất cuối cuộc chiến. Ngồi phía sau chiếc xe bò lọc cọc đi trên con đường làng, nhìn lại về hướng chiếc cầu vẫn còn đang toả khói đen trong bóng hoàng hôn sẫm máu, tôi chợt rùng mình. Nếu chiếc xe bus mà chúng tôi đi không dừng lại để rước thêm khách ở ngã tư vành đai hoặc thiếu vắng đi vài trạm kiểm soát dọc đường có lẽ chúng tôi đã là nạn nhân của vụ đánh bom của quân du kích Maoist. Đây là lần gần nhất mà Thần Chiến Tranh ở Nepal đã phả hơi thở giá lạnh vào tôi.

Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

TRANH DÂN GIAN MITHILA - TÂM HỒN THƠ MỘNG (2)


Khai bút Mùng Một Năm Mậu Tuất 2018
Giống như thần thoại là phóng chiếu những ước mơ của con người, tranh Mithila là phóng chiếu những tưởng tượng của người Mithila một cách hồn nhiên và thơ mộng nhất. NP
    
___________________

Đám cưới Rama và Sita - Tranh dân gian Mithila
      Tôi ra đến bến xe Gongabu – bến xe mới lớn nhất của Kathmandu vào lúc 7 giờ sáng một sớm đầu Đông 2006. Ba ngày trước lễ hội Vivah Panchami- kỷ niệm đám cưới của Ram và Sita, khoảng tháng 11 Tây lịch. Quầy vé bán cho tôi một vé đi Janakpur với giá khoảng 3USD có ghi số xe, số ghế đàng hoàng. Quảy chiếc ba lô chỉ vỏn vẹn 2 bộ đồ, một hộp bánh và chai nước, tôi đi tìm số xe và leo lên một chiếc xe bus đường dài trang trí sặc sỡ như tất cả mọi chiếc xe ở Tiểu Lục Địa. Xe có hai dãy ghế, mỗi hàng 3 ghế có trùm ghế bằng vải cotton dày màu vàng. May cho tôi, số ghế của tôi ở sát cửa sổ, vị trí tôi thích ngồi dù là đi máy bay hay xe đường dài để ngắm cảnh thoải mái. Ngồi chờ khoảng nửa tiếng thì có một đôi vợ chồng già người Nepal lên ngồi cạnh tôi. Họ chừng trên dưới 70 nhưng nhìn cái cách người đàn ông ân cần, chăm chút từng ly từng tý cho bà vợ giống như một đôi uyên ương mới cưới làm tôi vô cùng ngưỡng mộ. Người đàn ông mặc quốc phục của người Nepal: nguyên bộ áo dài tay (tapalan) -quần túm ống (suruwa) bằng vải cotton trắng, ngoài khoác một gilet đen, đầu đội nón topi đen, Người phụ nữ dĩ nhiên vận bộ sari đỏ - trang phục của hàng trăm triệu phụ nữ khắp Nam Á. Với tính tình cởi mở của cả người Nepal và dân Nam Bộ, chúng tôi mau chóng làm quen với nhau. Ông bà họ Thapa (một họ thuộc giai cấp quý tộc Nepal), ông từng làm công chức cấp cao, đã nghỉ hưu và lần này họ xuống Janakpur để coi mắt cô gái họ định cưới cho con trai của họ đang ở Anh Quốc. Biết ý nguyện của tôi muốn thăm viếng và tìm hiểu quê hương của Janaki (“con gái vua Janaka”), ông Thapa hứa sẽ nhờ người địa phương giúp tôi. Đúng là duyên lành.
  Khoảng 8am, xe kín chừng 70% số ghế thì đến giờ lăn bánh; xe bus xe đò ở Nepal chấp hành “giờ lăn bánh” rất nghiêm túc, còn sau khi xe đã ra khỏi bến thì chạy nhanh chậm, dừng đỗ thế nào là tuỳ tài xế. Quả nhiên, sau khi bò một cách chậm rãi ra khỏi bến xe, chiếc xe đò lừ lừ bò đến ngã tư vành đai và nằm đó thêm gần 1 tiếng đồng hồ để bắt thêm khách cho đến khi kín cả hàng ghế phụ mà phụ xe rải giữa hai hàng ghế chính nó mới chính thức bắt đầu cuộc chạy nước rút về Janakpur. Thời chiến tranh loạn lạc nên cứ chừng 30-40km là có một trạm lính chặn đường. Xe phải dừng để toàn bộ hành khách xuống xe đi bộ vào trạm để xét từng người một, vài anh lính leo lên xe coi xét cẩn thận hành lý xem có bom mìn vũ khí gì không rồi chiếc xe mới chạy qua trạm gác quá 20 mét. Lúc ấy hành khách mới lục tục leo lên xe. Tài xế nhấn hết ga trên đoạn đường rất ít xe cộ giữa hai trạm gác để rồi chu kỳ ấy lại lặp lại sau 30-40km. Thế nên, đến quá Ngọ xe mới đi hết đoạn 100km đèo dốc hiểm trở xuyên qua dãy Terai để đến khu vực Vườn Quốc Gia Chitwal hai bên là rừng rậm diện tích hơn 1000km vuông. Không khí trên xe trở nên căng thẳng, không một ai trò chuyện, nói năng, tài xế nhấn hết ga chạy vùn vụt trên đường quốc lộ Đông - Tây (East-West Highway) vắng lặng các phương tiện xe cộ chỉ có các nhóm quân lính mặc đồ rằn ri đi tuần tiễu hai bên đường. Đây là khu vực quân đội Maoist hoạt động mạnh mẽ nhất; nếu gặp xe dân sự thì chặn lại cướp hết tư trang tiền bạc, nếu thấy xe quân sự thì tấn công tiêu diệt sạch đến người cuối cùng. Tôi vẫn còn nhớ thi thoảng bên vệ đường là những chiếc xe cháy đen trơ khung rất ám ảnh.

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

BÀI HỌC QUẢN TRỊ THẤT BẠI CỦA TÀI PHIỆT GAUTAM ADANI



 
GAUTAM ADANI - một câu chuyện truyền cảm hứng
Gautam Adani là một tài phiệt được xếp hạng giàu thứ 13 tại Ấn Độ với tài sản ước tính khoảng 6 tỷ USD. Tuy nhiên, trong giới tinh hoa của Ấn Độ người ta ngầm coi Adani- cánh tay phải và là người bạn thân tín lâu năm của Thủ tướng Narendra Modi – mới chính là người-có-quyền-lực-nhất trong nền kinh tế Ấn Độ hiện tại. Vậy cái gì đã tạo nên thành công cho người đàn ông xuất thân từ tầng lớp bình dân, phải bỏ học để kiếm sống từ thuở chưa đến hai mươi tuổi?
   Đó chính là khả năng QUẢN TRỊ THẤT BẠI  của Gautam Adani.
(đang biên tập lại, mời các bạn xem vào ngày mai 31/01/2018)