PHẦN 1
(Bài này đã đăng trên Nguyệt San Giác Ngộ số đặc biệt mừng Phật Đản năm 2012)
Đã
thành thông lệ, mỗi lần về thăm quê hương Đức Phật tôi đều phải ít
nhất một lần ghé qua Ramgram. Đấy là nơi lưu giữ Xá Lợi nguyên thủy (Sàrìradhàtu)
của Đức Phật Thích-ca và hầu như chưa hề bị xâm phạm cho đến ngày nay.
Điều đó cũng có nghĩa là: đấy là nơi lưu giữ số lượng nhiều nhất Xá
Lợi Phật Thích-ca trên thế giới cho đến ngày nay.
Ramgram, gọi đầy đủ phải là Ramagrama, là một địa danh quan trọng và nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo cũng như lịch sử họ Sakya (Thích-ca).
Ramgram, gọi đầy đủ phải là Ramagrama, là một địa danh quan trọng và nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo cũng như lịch sử họ Sakya (Thích-ca).
_____________________________________________
Lời dẫn của tác giả:
Tôi lên đường đến Lumbini để làm công quả và công tác thiện nguyện một
cách bất ngờ từ nhiều năm trước. Vùng đất Phật đã làm tôi yêu mến và
gắn bó như quê hương của mình. Mà cũng đúng thôi, vì mọi Phật
tử đều tự xem mình là con Phật và như thế quê hương của Đức
Phật Thích-ca cũng chính là quê hương của chúng ta.
Sáu năm trước tôi có viết một bài về Quê Phật (bài “Dòng tộc và quê hương Đức Phật” đã đăng trên Nguyệt San Giác Ngộ năm 2006). Thời điểm ấy, Vương quốc Nepal đang ở vào giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc nội chiến kéo dài hơn 10 năm với tổn thất sinh mạng lên đến hàng vạn người. Lumbini Zone là vùng giáp biên giới với Ấn Độ, du kích Maoist hoạt động mạnh mẽ và nghiêm cấm di chuyển trong vùng họ quản lý– nếu gặp phải quân du kích thì chỉ còn cách quay xe về không được đi tiếp. Quân đội của chính phủ hoàng gia cũng kiểm soát gắt gao sự di chuyển trong vùng, cứ cách vài cây số là có một trạm kiểm soát phong toả đường đi bằng chướng ngại vật kiên cố , mọi người - trừ lái xe - phải xuống xe kiểm tra người và hành lý. Chính vì thế, những cuộc khảo sát của tôi lúc bấy giờ chỉ mang tính cưỡi ngựa xem hoa (đi theo đoàn, nhiều địa điểm không tiếp cận được chỉ đứng nhìn từ xa, và không được phép chụp hình). Tôi rất tiếc cho bài viết không hoàn hảo ấy và luôn cầu nguyện Chư Phật và Bồ Tát gia hộ để tôi có thể bổ sung cho bài viết ấy hoàn hảo hơn. Cuối cùng, chiến tranh cũng chấm dứt vào năm 2007, Nepal xoá bỏ vương quyền để trở thành một nước cộng hòa. Thế nhưng mãi đến bốn năm sau đó tôi mới có thể thực hiện được nguyện ước của mình: “Về Quê”. Trong những năm đó, cơ duyên đã giúp tôi tiếp cận thêm nhiều nguồn tư liệu phong phú tại Kathmandu về cổ sử Nepal và Ấn độ. Loạt bài phóng sự “Về quê” này nhân dịp Phật Đản sẽ khắc hoạ chi tiết quê hương của Đức Phật Thích-ca (nhất là quê mẹ của Ngài tại Devdaha vốn chưa được biết đến nhiều như quê cha - Kapilavastu) bằng tư liệu thực địa của chính tác giả và nguồn sử liệu chưa được biết đến rộng rãi từ Nepal ; cũng như có tham khảo Phật quốc ký của Pháp Hiển, Tây du ký của Huyền Trang, tư liệu khảo cổ của các học giả Cambridge và Báo cáo khai quật Ramgram năm 2005 của Sukra Sagar Shrestha – Trưởng Ban khảo cổ thuộc Cục Khảo cổ Nepal. Vì các bài viết này là những phóng sự không phải bài khảo cứu về khảo cổ, tác giả xin cáo lỗi vì không thể chuyển tải chi tiết những thuật ngữ chuyên ngành của khoa học khảo cổ.
Sáu năm trước tôi có viết một bài về Quê Phật (bài “Dòng tộc và quê hương Đức Phật” đã đăng trên Nguyệt San Giác Ngộ năm 2006). Thời điểm ấy, Vương quốc Nepal đang ở vào giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc nội chiến kéo dài hơn 10 năm với tổn thất sinh mạng lên đến hàng vạn người. Lumbini Zone là vùng giáp biên giới với Ấn Độ, du kích Maoist hoạt động mạnh mẽ và nghiêm cấm di chuyển trong vùng họ quản lý– nếu gặp phải quân du kích thì chỉ còn cách quay xe về không được đi tiếp. Quân đội của chính phủ hoàng gia cũng kiểm soát gắt gao sự di chuyển trong vùng, cứ cách vài cây số là có một trạm kiểm soát phong toả đường đi bằng chướng ngại vật kiên cố , mọi người - trừ lái xe - phải xuống xe kiểm tra người và hành lý. Chính vì thế, những cuộc khảo sát của tôi lúc bấy giờ chỉ mang tính cưỡi ngựa xem hoa (đi theo đoàn, nhiều địa điểm không tiếp cận được chỉ đứng nhìn từ xa, và không được phép chụp hình). Tôi rất tiếc cho bài viết không hoàn hảo ấy và luôn cầu nguyện Chư Phật và Bồ Tát gia hộ để tôi có thể bổ sung cho bài viết ấy hoàn hảo hơn. Cuối cùng, chiến tranh cũng chấm dứt vào năm 2007, Nepal xoá bỏ vương quyền để trở thành một nước cộng hòa. Thế nhưng mãi đến bốn năm sau đó tôi mới có thể thực hiện được nguyện ước của mình: “Về Quê”. Trong những năm đó, cơ duyên đã giúp tôi tiếp cận thêm nhiều nguồn tư liệu phong phú tại Kathmandu về cổ sử Nepal và Ấn độ. Loạt bài phóng sự “Về quê” này nhân dịp Phật Đản sẽ khắc hoạ chi tiết quê hương của Đức Phật Thích-ca (nhất là quê mẹ của Ngài tại Devdaha vốn chưa được biết đến nhiều như quê cha - Kapilavastu) bằng tư liệu thực địa của chính tác giả và nguồn sử liệu chưa được biết đến rộng rãi từ Nepal ; cũng như có tham khảo Phật quốc ký của Pháp Hiển, Tây du ký của Huyền Trang, tư liệu khảo cổ của các học giả Cambridge và Báo cáo khai quật Ramgram năm 2005 của Sukra Sagar Shrestha – Trưởng Ban khảo cổ thuộc Cục Khảo cổ Nepal. Vì các bài viết này là những phóng sự không phải bài khảo cứu về khảo cổ, tác giả xin cáo lỗi vì không thể chuyển tải chi tiết những thuật ngữ chuyên ngành của khoa học khảo cổ.
Mong rằng những thu nhặt nhỏ nhoi này sẽ giúp độc giả cảm thấy gần gũi hơn với Đức Từ phụ của chúng ta.
******
I – NGUỒN GỐC RAMAGRAMA
Đã
thành thông lệ, mỗi lần về thăm quê hương Đức Phật tôi đều phải ít nhất
một lần ghé qua Ramgram. Đấy là nơi lưu giữ Xá Lợi nguyên thủy (Sàrìradhàtu)
của Đức Phật Thích-ca và hầu như chưa hề bị xâm phạm cho đến ngày nay.
Điều đó cũng có nghĩa là: đấy là nơi lưu giữ số lượng nhiều nhất Xá Lợi
Phật Thích-ca trên thế giới cho đến ngày nay.
Ramgram,
gọi đầy đủ phải là Ramagrama, là một địa danh quan trọng và
nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo cũng như lịch sử họ Sakya
(Thích-ca). Xin được nhắc lại một chút lịch sử của vương quốc
này gắn liền với lịch sử gia tộc Sakya.
Toàn bộ Tư liệu Phật giáo từ Lalitvistara viết tay ở Thung
Lũng Kathmandu hoặc Đại sử Mahavamsa ở Sri Lanka, hoặc Phật Sử
tiếng Tây tạng, bao gồm cả Dhammapada (Kinh Pháp Cú), Jatakas
(Chuyện Tiền Thân Phật), Putakas và Tripitakas đều kể cùng một
câu chuyện với tên các nhân vật phát âm hơi khác do sử dụng Sanskrit, Pali hay ngôn ngữ địa phương ghi lại:
…Vua
Okkaka của Kosala mất vợ Hasta, ngưới có cùng với ông 4 con trai
5 con gái. Nhà vua tấn phong một vương phi xinh đẹp, trẻ tuổi
tên Amba lên làm hoàng hậu. Bà này sinh cho ông một đứa con trai
tên Jayantu. Nhà vua già vì quá yêu bà vợ trẻ và đứa con trai
mới đã không từ chối được yêu cầu cùa bà này tấn phong cho
Jayantu làm người kế vị ngai vàng.
Sau phút bốc đồng, lòng tràn đầy hối hận, Okaka gọi các con của bà vợ trước đến và bảo:
“Này các con, ta đã cho đi một cách thiếu suy nghĩ vương quốc
thực sự thuộc về các con. Em trai Jayantu của các con sẽ kế vị
ta. Hãy lấy bất cứ của cải nào, ngoại trừ 5 món biểu tượng
cho vương quyền [kiếm báu, giày báu, lọng hoàng gia, vương miện,
phất trần của vua – chú thích của NP]và mang theo số người
các con cần. Hãy đi đến một nơi nào đó nơi các con có thể
dựng nên chốn nương thân.”
Okkaka khóc, hôn các con và tiễn chúng ra đi với một trái tim tan nát.
Những hoàng tử và công chúa trẻ đi về phía Bắc hướng có những dãy núi tuyết hùng vĩ của Himalaya.
Sau một chặng đường dài, họ đến một khu rừng Sal [sa-la theo
phiên âm Hán Việt] nơi Rishi (ẨN SĨ) Kapila đang thiền toạ bên
bờ một con sông. Rishi Kapila chính là một tiền kiếp của Phật
Thích-ca trong tương lai.
Hiểu rõ tình cảnh của họ và tiên đoán được tương lai của
chúng, Rishi Kapila bảo họ dừng lại đấy và xây dựng quốc gia
của riêng họ. Thành đô đấy chính là Kapilavastu [Ca-Tì-La-Vệ]
sau này, được đặt tên theo vị ẩn sĩ Kapila để vinh danh ông.
Vì là dòng dõi Okkaka, các hoàng tử và công chúa của Kosala
không thể kết hôn với hoàng gia các nước thấp kém hơn chung
quanh, họ phải kết hôn với anh chị em ruột của mình [đây là
tập tục của Ấn Độ cổ đại] để bảo toàn dòng máu tinh khiết
của gia tộc. Người chị cả được tấn phong làm Mẫu hậu, còn
lại 4 anh em trai cưới chính 4 cô em gái. Mỗi cặp hạ sinh 8 con
trai và 8 con gái. Đấy là khởi đầu cho vương tộc Sakya [ tên này
cũng có thể đến từ tên cây Sal, mà những rừng Sal rậm rạp
chính là đặc điểm của vương quốc mới).
Một
thời gian sau, người chị cả mắc bệnh phong. Cô từ bỏ hoàng gia
và một mình đi đến một khu vực hoang vu ở phía Đông Bắc
Kapilavastu dự định sống nốt những ngày còn lại của đời mình
trong cô độc. Tình cờ, khu rừng ấy cũng chính là nơi trú ẩn
của Rama, quốc vương Banaras [Ba-La-Nại], người cũng bị bệnh
phong và từ bỏ vương quốc của mình để sống ẩn dật. Đồng bệnh
tương lân, Rama hướng dẫn cô toạ thiền dưới một gốc cây cổ thụ
KOLAN kỳ lạ mà ông nhận thấy nó có năng lực chữa khỏi bệnh
phong cho ông. Sau khi cả hai đã lành bệnh, họ thành hôn và lập
nên vương quốc mới tên là KOLYA [đặt tên theo cây thần KOLAN] với
thủ đô là DEVADAHA [Thành phố thần linh] và một trung tâm thờ
phượng được đặt tên theo người sáng lập: RAMAGRAMA – Thành Phố
Rama. Từ đấy hai Gia tộc Sakya ở Kapilavastu và Kolya ở Devadaha
truyền đời kết thông gia với nhau.
Ta
có thể thấy rằng, đến thời Đức Phật Thích-ca, Kapilavastu
chính là quê cha và Devadaha [cộng với Ramagrama] chính là quê
mẹ của Ngài. Hai thủ đô cách nhau gần 100km mà điểm giữa của
hai vương quốc chính là Khu Vườn Lumbini nổi tiếng.
II – SỰ PHÂN CHIA XÁ-LỢI CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH-CA SAU KHI NGÀI NHẬP NIẾT BÀN
Xin trích dẫn nơi đây chương PAÑCAVĪSATIMO GOTAMABUDDHAVAṂSO [LỊCH SỬ
ĐỨC PHẬT GOTAMA] từ BUDDHAVAMSA [Phật sử] trong Tạng Kinh thuộc
Tiểu Bộ, nguồn Pali Tạng:
Mahāgotamo jinavaro - kusināramhi nibbuto
dhātuvitthārikaṃ āsi - tesu tesu padesato.
[Đấng Chiến Thắng cao quý Gotama vĩ đại đã Niết Bàn tại Kusinārā. Đã có sự phân tán xá-lợi từ xứ sở ấy đến khắp các nơi.]
Eko ajātasattussa - eko vesāliyā pure
eko kapilavatthusmiṃ - - eko ca allakappake.
[Một phần thuộc về (đức
vua) Ajātasattu. Một phần ở thành Vesālī. Một phần ở thành
Kapilavatthu. Và một phần dành cho người dân ở Allakappa.]
Eko ca rāmagāmamhi - eko ca veṭṭhadīpake
eko pāveyyake malle - eko ca kosinārake.
[Và một phần ở
Rāmagāma. Và một phần dành cho người dân ở Veṭṭhadīpa. Một phần dành cho
người dân Malla ở Pāvā . Và một phần dành cho người dân ở Kusinārā.]
Tumbhassa thūpaṃ kāresi - brāhmaṇo doṇasavhayo
aṅgārathūpaṃ kāresuṃ - moriyā tuṭṭhamānasā.
[Bà-la-môn tên Doṇa đã
xây dựng ngôi bảo tháp cho bình đựng (xá-lợi). Những người Moriya với
tâm hoan hỷ đã xây dựng ngôi bảo tháp thờ tro.]
Aṭṭha sārīrikā thūpā - navamo tumbhacetiyo
aṅgārathūpo dasamo - tadāyeva patiṭṭhito.
[Chính vào thời ấy, có
tám ngôi bảo tháp (thờ) xá-lợi, ngôi bảo tháp của bình đựng (xá-lợi) là
thứ chín, ngôi bảo tháp thờ tro là thứ mười đã được thiết lập.]
Chúng ta
có thể thấy rằng: nguyên thuỷ có 8 bảo tháp thờ xá-lợi Phật
Thích-ca, một bảo tháp thờ tro và một bảo tháp thờ chiếc
bình dùng để phân chia xá-lợi.
Gia tộc Kolya
bên ngoại của Đức Phật Thích-ca đã xây một bảo tháp tại
Ramagrama để thờ phượng 1/8 phần xá-lợi quý giá được chia cho
họ. Tuy nhiên, thế sự thăng trầm, không lâu sau đó vương quốc
Kolya bị xoá sổ, vương tộc Kolya tản mác khắp bốn phương trời,
một phần di cư lên Thung lũng Kathmandu và sau này trở thành họ
Shrestha [nghĩa là Ưu tú]. Kinh thành Devadaha cũng như Ramagrama
trở thành hoang phế giống như Kapilavastu. Duy có một điểm đặc
biệt là tuy vương quốc Kolya đã bị tàn lụi nhưng Bảo tháp
Ramagrama vẫn được sùng kính, trở thành một trung tâm hành hương
và nổi tiếng khắp cả Ấn Độ đến mức được chạm khắc lên một
phù điêu ở bảo tháp Sanchi vùng trung Ấn Độ vào thế kỷ thứ
nhất trước Công nguyên.
Khi Đại Đế
Asoka [A-Dục] cho xây dựng 84,000 bảo tháp mới để hoằng pháp,
Ngài lần lượt khai quật các bảo tháp nguyên thuỷ thờ xá-lợi
Phật Thích-ca để thu thập xá-lợi nhằm chia cho các bảo tháp
mới.
Sau khi đã thu
thập thành công xá-lợi từ 7 bảo tháp, cuối cùng Asoka với sự
tháp tùng của Thầy ông là Ngài Upagupta đã tìm đến Ramagrama vào thời điểm hơn hai trăm năm trước khi Jesus Christ ra đời. Tất
cả các nguồn sử liệu bao gồm cả hồi ký của Ngài Pháp Hiển
và Huyền Trang đều ghi lại câu chuyện diễn ra sau đây khi Asoka
đến bảo tháp Ramagrama:
…Ngày
xưa sau khi đức Như Lai nhập diệt, Vua của nước nầy [Kolya] đến phân
chia Xá Lợi mang về nước của mình rồi ra sức tôn tạo kiến thiết nên. Đây
là nơi rất linh thiêng, có ánh sáng phát ra từ Tháp. Bên cạnh Bảo Tháp
có một ao nước trong. Một con rồng [Naga] ngụ tại đây để bảo vệ
và thờ phượng bảo tháp. Vua Asoka đã kiến tạo nên các Bảo Tháp
mới. Bảy nước đã xây dựng xong rồi bắt đầu đến nước nầy muốn thu thập
xá-lợi từ Bảo Tháp, nhưng con rồng ở hồ nầy đã biến thành một Bà La
Môn đứng cúi đầu trước con voi của vua Asoka mà nói: Đại Vương có tấm
thịnh tình hoằng dương Phật Pháp là một ruộng phước rất lớn, xin thỉnh
đại vương giáng lâm nơi tệ xá của tôi. Vua hỏi: Nhà của ngươi cách đây
xa gần? Bà La Môn đáp: Tôi là vua rồng[Nagaraja, về chuyện phiên dịch
Naga =rồng và Nagaraja = Long vương cũng như Naga là ai – người
hay rắn, rồng xin được có một bài viết riêng] của hồ nầy, thấy
đại vương muốn xây dựng nơi phước đức nên đến thỉnh mời. Vua thọ nhận sự
thỉnh mời mà đi vào Long cung, ngồi chờ một hồi lâu, rồng tiến đến nói:
Tôi thọ ác nghiệp nên làm thân rồng nầy. Nay muốn cúng dường xá lợi để
được tiêu tội, nên mời vua đến đây để mà đảnh lễ. Vua Asoka nghe thấy
xong liền vui vẻ mà nói: Mọi sự cúng dường không phải chỉ của người
trong nhân gian. Vua Asoka tự nghĩ chính mình cúng dường xá-lợi
cũng không thể chu đáo và trang nghiêm hơn vua rồng nên lui về mà
chẳng khai phát và sau khi đi khỏi ao rồi, chỗ nầy vẫn còn nguyên như
cũ…
Như thế tất cả các nguồn sử liệu đều thống nhất ở một
điểm: bảo tháp Ramagrama thờ phượng xá-lợi nguyên thuỷ của Đức
Phật Thích-ca đã không bị khai quật bởi Đại đế Asoka.
Tuy
nhiên, liệu Ramagrama có còn lưu giữ toàn vẹn phần xá-lợi
nguyên thuỷ của Đức Phật Thích-ca sau thời vị hoàng đế vĩ đại
nhất lịch sử Ấn Độ? Phần 2 của bài này về Các ghi nhận dọc
dài lịch sử và cuộc khảo cổ mới nhất tại Nepal sẽ cho chúng ta biết điều đó.
(Còn tiếp) XEM PHẦN 2 Ở ĐÂY
Nguyễn Phú
Mùa Phật Đản thứ 2556 - Tháng 05/2012