Ấn Độ từng thiếu oxy y tế trầm trọng trong hai đợt dịch lớn. Nguyên nhân vì sao? Ấn Độ làm gì để đối phó đợt dịch thứ ba có thể bùng phát?
Vấn đề thiếu oxy y tế đã bùng phát tại Ấn Độ trong đợt dịch thứ nhất vào tháng 9-2020 và trầm trọng hơn trong đợt dịch thứ hai vào tháng 4 và 5-2021.
Trong bài viết đăng trên trang web của Quỹ
nghiên cứu Người quan sát của Ấn Độ (ORF), bác sĩ Amit Thadhani - giám đốc Bệnh
viện Niramaya ở Navi Mumbai - khẳng định chuyện thiếu hụt oxy y tế xuất phát từ
chuyện thiếu xe bồn chở oxy hóa lỏng cung cấp cho các bệnh viện.
Máy tạo oxy y tế theo công nghệ PSA cho bệnh viện điều trị COVID-19 tại India |
Chuỗi cung ứng oxy bị đứt gãy
Các bệnh viện lớn ở Ấn Độ thường được các
nhà sản xuất cung cấp oxy bằng xe bồn. Trong khi đó, các bệnh viện nhỏ và viện
dưỡng lão nhận oxy qua khâu trung gian.
Các công ty cung cấp oxy lỏng cho các trạm
dịch vụ. Các đại lý oxy đem bình đến trạm nạp khí, rồi sau đó giao lại cho các
bệnh viện nhỏ.
Trong đợt dịch thứ hai, toàn bộ chuỗi cung
ứng này đã bị đứt gãy do nhu cầu tăng đột ngột, từ 3.842 tấn/ngày (ngày 12-4)
lên 8.400 tấn/ngày (ngày 25-4) và 11.000 tấn/ngày (đầu tháng 5-2021).
Khi nhu cầu oxy y tế tăng đột ngột, Ấn Độ
chỉ có khoảng 1.200 xe bồn chở oxy lỏng nên không đủ đáp ứng yêu cầu.
Một số bang phải huy động xe bồn thường
chở các loại khí lỏng khác. Chính phủ đã cho nhập khẩu xe bồn từ nước ngoài.
Các đoàn tàu hỏa Oxygen Express phụ trách
vận chuyển nhanh xe bồn oxy đến nơi thiếu.
Một số tập đoàn lớn đã chung tay cung cấp
oxy cho các bệnh viện.
Tính đến cuối tháng 6-2021, số lượng xe
bồn chở oxy lỏng đã trên 2.000 xe, có thể chở khoảng 30.000 tấn oxy lỏng.
Dù vậy, nếu đợt dịch thứ ba bùng phát, số lượng này vẫn chưa đủ trong khi thời gian quay vòng trung bình của một xe bồn phải mất từ 5-7 ngày.
Cung cấp oxy theo chế độ
Đầu năm 2020, Cục Xúc tiến công nghiệp và
thương mại công nghiệp (Bộ Thương mại Ấn Độ) đã thành lập ủy ban giám sát khí
oxy và tổ chức đàm phán nhiều vòng với các hiệp hội sản xuất oxy để tăng công
suất sản xuất oxy.
Song khi đại dịch lên cao điểm, hầu hết
các bang vẫn chưa xây dựng nhà máy sản xuất oxy.
Các bệnh viện quá tải. Người mắc COVID-19
chỉ còn cách chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, giá oxy y tế ngoài chợ đen tăng gấp
10 lần.
Bình khí nén oxy, bình oxy cá nhân và máy
tạo oxy trở thành hàng hiếm.
Chính phủ đã can thiệp bằng cách phân bổ
oxy cho từng bang dựa theo số giường cần oxy và giường chăm sóc đặc biệt (ICU).
Giường sử dụng oxy được cấp 5 lit/phút,
còn giường ICU được cấp 20-24 lit/phút.
Một số bang không khuyến khích sử dụng oxy
lưu lượng cao qua ống thông mũi với lý do lãng phí oxy.
Nhiều bệnh viện chỉ định nữ y tá đi kiểm
tra xem có sử dụng oxy lãng phí hay không.
Tại một số bệnh viện, các bác sĩ than
phiền các quan chức đến kiểm tra đã tự ý ngắt nguồn cung cấp oxy cho bệnh nhân,
vọc máy thở và khiển trách êkip điều trị vì không giảm liều oxy.
Bốn vấn đề phản tác dụng
Bác sĩ Amit Thadhani nhận xét các biện
pháp nêu trên chỉ phản tác dụng vì bốn điều cơ bản sau đây:
- Nhu cầu oxy của bệnh nhân có thể thay
đổi từng phút, từ 2 lit/phút tăng lên 15 lit/phút chỉ trong vài tiếng, do đó
không thể tính bình quân nhu cầu oxy được.
- Nhu cầu oxy cho ICU cao hơn nhiều so với
chỉ tiêu 20 lit/phút. Ví dụ nếu thông khí không xâm lấn hoặc thông khí áp lực
dương không xâm nhập (BiPAP), mức tiêu thụ oxy sẽ lên đến 30-40 lit/phút.
- Nhà cung cấp có thể không nạp đủ bình
oxy do cố ý hoặc do sơ suất.
- Các bệnh viện có xu hướng chỉ nhận bệnh
nhân nhẹ cần ít oxy.
Tóm lại, cách phân bổ oxy theo chế độ đã
gián tiếp ngăn cản các bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân nặng hơn, từ đó dẫn đến số
ca tử vong cao hơn.
Ngoài ra còn có cáo buộc chính phủ ưu tiên
cấp oxy cho bang này nhiều hơn bang khác.
Hướng tới các giải pháp dài hạn
Tháng 6-2021, Chính phủ Ấn Độ đã khởi động
"Dự án khí O2 cho
Ấn Độ" do Văn phòng cố vấn khoa học chính chủ trì.
Một hiệp hội oxy quốc gia bao gồm các tập
đoàn, các viện công nghệ và các tổ chức phi lợi nhuận giúp chính phủ xây dựng
chuỗi cung ứng sản xuất oxy.
Theo bác sĩ Amit Thadhani, các giải pháp
lâu dài như xây dựng nhà máy oxy và mua sắm đủ số xe bồn cũng cần được hoàn
thành khẩn cấp.
Hiện thời đã có sẵn một số giải pháp hợp lý
như lắp đặt máy tạo oxy y tế theo công nghệ hấp thụ chuyển đổi áp suất (PSA)
chỉ trong vài ngày tại khu vực nhỏ, thay vì xây dựng nhà máy lớn mất sáu tháng
trở lên và cần diện tích rộng.
Một số bang như Madhya Pradesh và
Maharashtra đã khuyến khích các công ty tư nhân tham gia lắp đặt máy tạo oxy và
sản xuất bồn chứa oxy lỏng.
Một số bang khác ưu tiên lắp đặt máy tạo
oxy trong bệnh viện công. Bang Maharashtra thông báo tất cả bệnh viện tư nhân
bắt buộc phải có máy tạo oxy.
Bang Haryana yêu cầu bệnh viện có sức chứa
trên 50 giường đều phải tự cung cấp oxy.
Đối với các viện dưỡng lão và bệnh viện
quy mô vừa và nhỏ cần vốn đầu tư, chính phủ đã công bố các khoản vay ưu đãi về
lắp đặt máy tạo oxy.
(Bài từ báo Tuổi Trẻ