Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

HỌC THUẬT VÀ VĂN HOÁ CỦA ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

Từ thời cổ đại, 5000 Trước CN , Ấn Độ đã có một nên văn hoá cao, phát triển rực rỡ suốt nhiều ngàn năm sau đó – Văn Hoá Vệ Đà (Veda).








 Thuở đó, một người được coi là có học vấn phải hiểu biết 14 VIDYAS – Khoa Học như sau:
14 Vidyas: 4 Vedas, 4 Upa Veda, 6 Vedangas
Thần Sáng Tạo Brahman - Người truyền trao 4 Vedas cho loài người 
4 Vedas
1.                         RigVeda
2.                         SamVeda
3.                         YajurVeda
4.                         AtharvaVeda

4 UpaVedas
1.                         ArthaShastra: luận về chính quyền, chính sách kinh tế chiến lược quân sự.
2.                         Dhanurveda: Thuật bắn cung
3.                         GandharvaVeda: luận về nghệ thuật biểu diễn, bao gồm nhà hát, múa và âm nhạc.
4.                         Ayurveda: Y học cổ truyền


6 Vedangas
1.       Shiksha: khoa học về ngữ âm học và âm vị học của tiếng Phạn, mục đích của nó là giáo huấn của cách phát âm của các bài thánh ca Vệ đà và thần chú.
2.       Kalpa: nghệ thuật của các nghi lễ
3.       Vyakaran: Truyền thống ngữ pháp tiếng Phạn của Vyakarana.
4.       Nirukta: nghệ thuật từ nguyên học, đặc biệt là các từ tối nghĩa. Nó bao gồm các quy tắc ngắn gọn (kinh điển) cho xuất phát từ ý nghĩa, bổ sung chú giải các từ Vedic khó khăn hoặc hiếm.
5.       Chhanda: nghiên cứu thơ Sanskrit cổ điển.
6.       Jyotish: hệ thống của chiêm tinh học, theo truyền thống gồm ba nhánh:
1.  Siddhanta: Chiêm tinh Ấn Độ truyền thống
2.  Samhita và  Medini Jyotisha:  dự đoán các sự kiện quan trọng dựa trên phân tích động lực học chiêm tinh của một quốc gia, của các sự kiện như chiến tranh, động đất, các sự kiện chính trị, tình hình tài chính, các cuộc bầu cử , động vật, điềm báo,
3.  Hora: chiêm tinh tiên đoán dựa trên phân tích của ngày giờ sinh và thời điểm một truy vấn được thực hiện.
 Để có thể nắm vững 14 khoa học nói trên, các Bà la môn và Quý tộc phải theo học với các Guru (đạo sư) từ thuở lên mười mãi cho đến tuổi hai mươi. Ngoài ra họ còn phải học thêm một số trong các môn nghệ thuật gọi là Kala.
 Người ta đã tổng kết từ kinh điển cổ đại Ấn Độ con số “64 môn Nghệ Thuật”, viết theo Sanskrit là Chausath Kala hay Chathusashti Kala. Một người bình thường phải mất từ 2 đến 2 năm rưỡi để có thể nắm vững một môn nghệ thuật. Như vậy, hầu như không một người bình thường nào có thể làm chủ tất cả 64 môn nghệ thuật Ấn Độ cổ đại trong một đời người. Huyền sử Ấn chỉ ghi nhận có duy nhất Krishna (một hoá thân của vị thần tối cao Vishnu) là người đã từng học và sử dụng điêu luyện 64 môn nghệ thuật này trong vòng 64 ngày với đạo sư Sandipani ở Avanti.

Tranh minh hoạ 64 Kalas
  64 môn nghệ thuật cổ đại của Ấn Độ được liệt kê như sau:
1.                         Geet vidya: Hát.
2.                         Vadya vidya: Chơi các loại nhạc cụ.
3.                         Nritya vidya: Múa.
4.                         Natya vidya: Các thể loại sân khấu.
5.                         Alekhya vidya: Vẽ.
6.                         Viseshakacchedya vidya: Trang trí màu sắc lên mặt và thân thể (trang điểm).
7.                         Tandula-kusuma-bali-vikara: Chuẩn bị lễ vật (cúng thần linh) bằng gạo và hoa.
8.                         Pushpastarana: Nghệ thuật phủ hoa lên giường ngủ.
9.                         Dasana-vasananga-raga: Thuật dùng các chất làm sạch răng, quần áo và màu trên cơ thể.
10.                     Mani-bhumika-karma: Nghệ thuật sơ chế đá quý.
11.                     Aayya-racana: Nghệ thuật trang trí giường ngủ.
12.                     Udaka-vadya: Nghệ thuật chơi nhạc trong nước.
13.                     Udaka-ghata: Nghệ thuật tạt nước (splashing with water).
14.                     Citra-yoga: Nghệ thuật pha trộn màu sắc.
15.                     Malya-grathana-vikalpa: Thuật làm vòng hoa tang.
16.                     Sekharapida-yojana: Nghệ thuật đặt vòng hoa (hay mũ miện) lên đầu.
17.                     Nepathya-yoga: nghệ thuật mặc quần áo trong phòng trang điểm.
18.                     Karnapatra-bhanga: Nghệ thuật trang trí vành tai.
19.                     Sugandha-yukti: Nghệ thuật dùng hương thơm.
20.                     Bhushana-yojana: Nghệ thuật làm đồ trang sức.
21.                     Aindra-jala: nghệ thuật tung hứng, múa rối.
22.                     Kaucumara: ………………(không biết là nghệ thuật gì).
23.                     Hasta-laghava: Nghệ thuật nhanh tay (ảo thuật?).
24.                     Citra-sakapupa-bhakshya-vikara-kriya: Nghệ thuật nấu ăn.
25.                     Panaka-rasa-ragasava-yojana: Nghệ thuật làm các thức uống có cồn.
26.                     Suci-vaya-karma: Nghệ thuật thêu – dệt.
27.                     Sutra-krida: Nghệ thuật mai mối hôn nhân.
28.                     Vina-damuraka-vadya: Nghệ thuật chơi sáo và trống .
29.                         Prahelika: nghệ thuật chế biến và bán các câu đố (thú vị thật).
30.                          Durvacaka-yoga: nghệ thuật của việc làm ngôn ngữ khó khăn để được trả lời bởi những người                 khác. (không hiểu!)
31.                      Pustaka-vacana: Nghệ thuật đọc sách.
32.                      Natikakhyayika-darsana: nghệ thuật sáng tác những vở kịch ngắn những giai thoại.
33.                      Kavya-samasya-purana: nghệ thuật giải quyết các câu thơ thần bí ẩn. (không trùng với giải quyết câu đố, có lẽ giống giảng các loại sấm)
34.                      Pattika-vetra-bana-vikalpa: Nghệ thuật trang trí khiên, gậy và cung tên.
35.                   Tarku-karma: Nghệ thuật trục quay. (không hiểu trục quay của máy móc gì? Trục bánh xe hay trục xe sợi dệt?)
36.                      Takshana: Nghệ thuật đồ mộc.
37.                      Vastu-vidya: công trình sư.
38.                      Raupya-ratna-pariksha: Thuật giám định vàng bạc và đá quý).
39.                      Dhatu-vada: Thuật luyện kim.
40.                      Mani-raga jnana: nghệ thuật của đồ trang sức pha màu.
41.                      Akara jnana: thuật  khai quặng mỏ.
42.                      Vrikshayur-veda-yoga: Thuật chế biến thuốc từ thảo dược.
43.                      Mesha-kukkuta-lavaka-yuddha-vidhi: Nghệ thuật hiều biết về trò chọi cừu, chọi gà và chọi chim. (Ăn chơi phong lưu nhỉ)
44.                      Suka-sarika-pralapana: Nghệ thuật hiểu và điều khiển cuộc đối thoại giữa chim vẹt mào trống và mái. (Buồn cười nhỉ)
45.                      Utsadana: Nghệ thuật chữa trị và thanh tẩy một người bằng dầu thơm.
46.                      Kesa-marjana-kausala: Nghệ thuật trang điểm tóc.
47.                      Akshara-mushtika-kathana: Nghệ thuật nói chuyện bằng những ngón tay. (không biết có giống ngôn ngữ tay cho người câm điếc ngày nay?)
48.                      Dharana-matrika: Nghệ thuật dùng Bùa.
49.                      Desa-bhasha-jnana: Thuật hiểu các thổ ngữ.
50.                      Nirmiti-jnana: nghệ thuật hiểu và  dự đoán thông qua tiếng nói khải huyền.
51.                      Yantra-matrika: Kỹ thuật cơ khí.
52.                      Mlecchita-kutarka-vikalpa: Nghệ thuật nguỵ biện.
53.                      Samvacya: Nghệ thuật  trò chuyện-đối thoại.
54.                      Manasi kavya-kriya: Nghệ thuật làm thơ.
55.                      Kriya-vikalpa: nghệ thuật thiết kế.
56.                      Chalitaka-yoga: Nghệ thuật xây dựng các điện thờ.
57.                      Abhidhana-kosha-cchando-jnana: Nghệ thuật đo lường.
58.                      Vastra-gopana: nghệ thuật che giấu các loại vải. ( chế tạo vải tàng hình?)
59.                      Dyuta-visesha: Nghệ thuật đổ bác.
60.                      Akarsha-krida: Nghệ thuật chơi xúc xắc.
61.                      Balaka-kridanaka: Nghệ thuật sử dụng đồ chơi trẻ em.
62.                      Vainayiki vidya: Nghệ thuật thiết lập kỷ luật.
63.                      Vaijayiki vidya: Nghệ thuật giành chiến thắng.
64.                      Vaitaliki vidya: Nghệ thuật đánh thức bằng nhạc lúc rạng đông.

   Như thế ta có thể thấy sự mênh mông của nên học thuật Ấn Độ thời đại Veda, lừng lững như dãy Himalaya mà mỗi môn học hay nghệ thuật đã như một đỉnh núi tuyết khổng lồ, một người bình thường thời hiện đại cũng khó có thể học cho hết trong một đời.