MỘT SỐ CHÚ GIẢI CHO ẤN ĐỘ HỌC TIẾNG VIỆT
GLOSSARY FOR VIETNAMESE INDOLOGY
VÌ SAO GỌI LÀ: HINDU
(ẤN ĐỘ)
Danh từ “Hindu” (Hán Việt: Ấn Độ) có nguồn gốc từ thời Vedic
(1500-600BC) với cụm từ Vedic Sanskrit: Sapta Sindhavas – vùng đất của bảy
nhánh sông Sindhus (Indus); bao gồm Đông Afghanistan,
Kashmir và Punjab. Đây là quê hương của những
người tự gọi mình là Arya (người quý phái, tuyệt hảo). Sau này những xứ bên
ngoài gọi những người sống ở vùng đất của bảy nhánh sông Sindhus là: Sindhus. Tiếng
Ba tư cổ (Old Persian) biến Sindh thành Hind và từ Hindus đã thay thế Sindhus
để chỉ người sống ở vùng sông Indus, và vùng ấy gọi là Hindustan theo tiếng Ba
tư. Hindus và Hindustan càng được củng cố
trong lịch sử và địa lý sau khi Hồi giáo xâm chiếm và cai trị Ấn Độ từ thế kỷ
13.
Vì thế Hiến Pháp của
nước Ấn Độ hiện đại ghi tên chính thức của nước này là “Bhārat Gaṇarājya” có nghĩa là Cộng Hoà Bharat –
lấy theo tên triều đại đầu tiên
của Ấn Độ là Bharata (khởi nguyên của Mahabharata-Sử thi Đại Bharat) khởi
nghiệp từ vùng đất của bảy nhánh sông Indus.
Cũng như thế là danh từ Hindu trong tôn giáo. Để
chỉ đời sống văn hoá tâm linh của người Hindu người ta đành phải gọi đó là
Hindu; dù đây không phải là một tôn giáo đúng nghĩa như thường thấy (có giáo
chủ hoặc người sáng lập, có triết thuyết riêng...) mà đúng ra là một lối sống (life-style)của
người Hindu.
Do vậy, người bên ngoài quen gọi người phát
xuất từ vùng đất bảy nhánh sông Indus là
Hindu, ngôn ngữ của họ là Hindi ; lối sống tâm linh của họ là Hindu (English:
Hinduism – Hán Việt: Ấn Độ giáo).